NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP LUẬN XÂY DỰNG KIẾN TRÚC TỔNG THỂ, ỨNG DỤNG ITI-GAF XÂY DỰNG MÔ HÌNH ĐẠI HỌC ĐIỆN TỬ

Title: NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP LUẬN XÂY DỰNG KIẾN TRÚC TỔNG THỂ, ỨNG DỤNG ITI-GAF XÂY DỰNG MÔ HÌNH ĐẠI HỌC ĐIỆN TỬ
Authors: Phan Quang Thịnh
Keywords: TÓM TẮT LUẬN VĂN "NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP LUẬN XÂY DỰNG KIẾN TRÚC TỔNG THỂ, ỨNG DỤNG ITI-GAF XÂY DỰNG MÔ HÌNH ĐẠI HỌC ĐIỆN TỬ"
Issue Date: 2015
Publisher: Viện Công nghệ Thông tin - ĐHQGHN
URI: http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/10904
Trong thời đại kinh tế tri thức, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, việc ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả hoạt động của một cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp là xu hướng tất yếu. Ứng dụng CNTT phát triển với tốc độ nhanh chóng và hệ lụy của việc phát triển này là hệ thống CNTT ngày càng phức tạp, khó điều hành, mức độ đáp ứng nhu cầu thông tin ngày một kém đi dẫn tới hiệu quả mang lại chưa cao. Một phần nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là do ứng dụng CNTT đôi khi chưa được xem trọng đúng mức, hầu hết các hệ thống được xây dựng một cách tự phát, đầu tư chắp vá, thiếu tính đồng bộ, nguồn lực, kỹ năng và nhận thức về CNTT chưa cao, chưa đủ năng lực để tiếp thu các phương tiện kỹ thuật, phương pháp làm việc mới hiện đại và quan trọng hơn cả đó là thiếu chiến lược phát triển, thiếu công cụ để hoạch định, quản trị kiến trúc. Kiến trúc Tổng thể (Enterprise Architecture - EA) ra đời giúp cho cơ quan, tổ chức doanh nghiệp đồng bộ hóa CNTT với nghiệp vụ, mang lại sức mạnh tổng hợp từ các nguồn lực và các nhóm chức năng khác nhau trong nội bộ tổ chức. Kiến trúc tổng thể giúp tổ chức nhận biết mình đang ở đâu, mong muốn phát triển tới mức nào, hiện trạng mình đã có những gì và còn thiếu gì? Kiến trúc tổng thể chỉ ra các dự án triển khai có thực sự nằm trong quy hoạch chung hay chỉ là tạm thời, chắp vá, khắc phục vấn đề đầu tư chồng chéo, lặp đi lặp lại gây lãng phí, rút ngắn quy trình và xây dựng được chuẩn để các dự án phối hợp với nhau được tốt hơn. Kiến trúc tổng thể đã được áp dụng phổ biến ở các nước phát triển, thành công của nó đã minh chứng được tính khoa học, thực tiễn và cần thiết. Ở Việt Nam, những năm gần đây một số Bộ, Ban, Ngành,…, điển hình như Quốc hội, Tổng Cục Thống kê, Bộ Kế hoạch đầu tư…nhanh chóng nắm bắt được xu thế đã áp dụng các khung kiến trúc vào việc xây dựng kiến trúc CNTT tổng thể cho đơn vị mình. Đối với ngành giáo dục nói chung và đối với các trường đại học nói riêng, việc ứng dụng CNTT tạo ra những điều kiện thuận lợi để đổi mới phương thức tổ chức và quản lý đào tạo, tuy nhiên do chưa có một mô hình tổng thể chung thống nhất dẫn tới hiệu quả đem lại vẫn chưa cao. Nguồn lực cơ sở hạ tầng về CNTT trong nhiều trường còn hạn chế và lạc hậu, nguồn nhân lực về CNTT mỏng và chưa được trang bị tốt về tri thức CNTT. Việc ứng dụng CNTT trong nhiều trường chưa đồng bộ và manh mún, thiếu sự chỉ đạo thống nhất, mang tính tự phát, chưa đồng đều, tác động đến các quy trình nghiệp vụ chưa sâu. Chưa xây dựng một cơ cấu chỉ đạo, giám sát và tổ chức triển khai thực hiện thông suốt theo đúng chủ trương đã đề ra. Các dự án đầu tư dàn trải, chưa có tính kế thừa, liên thông dẫn tới hiệu quả khai thác không cao, thiếu sự gắn kết, quy trình thực hiện không trọn vẹn (nghiêng về phát động, xem nhẹ việc giám sát và kiểm tra, tổng kết và điều chỉnh)

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Quan điểm của Mác, Ăngghen, Lênin về nhà nước xã hội chủ nghĩa và việc vận dụng để xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân ở Việt Nam hiện nay

Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường Tiểu học Chí Linh Quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh

Tìm hiểu sản phẩm và dịch vụ thông tin-thư viện của Trung tâm Thông tin-Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội